6 Kỹ Thuật Nuôi Ếch Cho Người Mới Bắt Đầu

Nội Dung Chính

  • 1 THIẾT KẾ AO NUÔI ẾCH THỊT
    • 1.1 XÂY DỰNG AO/HỒ XI MĂNG NUÔI ẾCH
    • 1.2 CÁCH XỬ LÝ AO TRƯỚC KHI NUÔI
  • 2 LƯU Ý KHI CHỌN GIỐNG ẾCH THỊT
  • 3 KỸ THUẬT NUÔI ẾCH TRONG BỂ XI MĂNG
    • 3.1 CHỌN GIỐNG
    • 3.2 THỨC ĂN
    • 3.3 CHĂM SÓC ẾCH THỊT TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI
  • 4 CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở ẾCH THỊT VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
    • 4.1 Like this:

Kỹ thuật nuôi ếch thịt trong bể xi măng dần được bà con trú trọng và quan tâm nhiều hơn trước trong những năm trở lại đây bởi mô hình này mang lại lợi nhuận và hiệu quả cao hơn so với mô hình nuôi ếch trong ao đất hoặc nuôi ếch trong lòng lưới

Với bà con nhiều năm kinh nghiệm trong “nghề” nuôi ếch trong bể xi măng thì các kiến thức này rất quen thuộc, bài viết hôm nay An Nông muốn chia sẻ kinh nghiệm đến với một số bà con lần đầu nuôi ếch nhé!

THIẾT KẾ AO NUÔI ẾCH THỊT

XÂY DỰNG AO/HỒ XI MĂNG NUÔI ẾCH

Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng ban đầu trong kỹ thuật nuôi ếch

Vị trí hồ:

  • Ở nơi thoáng mát, rộng rãi, tốt nhất là gần với ao/hồ tự nhiên
  • Chọn nơi yên tĩnh,ít tiếng ồn vì ếch là loại thường ẩn/núp hoặc bỏ trốn khi có tiếng ồn

Khi Xây Hồ xi măng nuôi ếch

  • Hồ thường có diện tích hình chữ nhật (từ 50 – 100m2/hồ)
  • Thành hồ cao 1m -1.5m là vừa phải
  • Nên phủ bạt lót ao từ đáy ao đến giữa thành hồ để tạo độ trơn → tránh ếch nhảy ra ngoài

Đáy hồ xi măng nuôi ếch

  • Đáy hồ nên được tráng xi-măng để chứa nước và tránh việc ếch đào hang
  • Nên có độ nghiêng trung bình 3-5%, độ nghiêng đổ về ống thoát nước để thuận tiện cho việc thay nước trong ao nuôi
  • Lưu ý đậy miệng ống thoát nước lại khi không sử dụng để tránh ếch thoát được ra ngoài

Nóc hồ nuôi ếch

  • Ếch là động vật lưỡng cư cần hấp thụ ánh sáng để sưởi ấm cơ thể vì vậy không được che kín hồ
  • Nên sử dụng lưới che nắng để che mát cho hồ nuôi

Trong hồ nuôi

  • Bỏ thêm lục bình, tai bèo để ếch có nơi tránh nắng vào buổi trưa
  • Thêm các giá thể như: gỗ, thanh tre,…để ếch có thể leo lên tắm nắng sớm
  • Xung quanh hồ nuôi nên bao bọc lưới chắn côn trùng để tránh rắn, rít, chuột chuôi vào cắn/ăn mất ếch

CÁCH XỬ LÝ AO TRƯỚC KHI NUÔI

Xử lý hồ nuôi ếch với bể xi măng mới xây

  • Thả nước sạch vào hồ nuôi ngâm trong vòng 30 ngày để xử lí hết mùi xi măng trong hồ
  • Theo kinh nghiệm dân gian bà con có thể bằm chuối cây bỏ vào trong hồ ngâm để xử lí mùi nhanh hơn
  • Hoặc có thể dùng vôi sống, thuốc tím,…để ngâm chung với nước trong hồ trong vòng 30 ngày

Sau 30 ngày tiến hành xả bỏ nước đã ngâm và rửa sạch ao nuôi

  • Xả nước vào ao để tiến hành nuôi ếch với mực nước ~40cm
  • Nhiệt độ ổn định ~25-28ºC
  • Độ pH ổn định từ 6.5-7

LƯU Ý KHI CHỌN GIỐNG ẾCH THỊT

Chọn giống ếch là yếu tố quan trọng nhất trong kỹ thuật nuôi ếch, hiện nay có rất nhiều dòng ếch giống bán trên thị trường với nhiều tầm giá khác nhau

Tuy nhiên, để nuôi ếch đạt hiệu quả cao bà con cần lưu ý chọn giống ếch thịt sau

Ếch Đồng (Việt Nam)

  • Trọng lượng khi lớn: trung bình 100-200gram/con
  • Thịt ngọt, săn chắc
  • Được thị trường đánh giá cao về chất lượng

Ếch Thái Lan

  • Trọng lượng khi lớn: 300-450gram/con
  • Kich thước gần như to gấp đôi ếch đồng Việt Nam
  • Được xem là giống ếch nuôi nhiều nhất ở nước ta bởi tính hiệu quả kinh tế

KỸ THUẬT NUÔI ẾCH TRONG BỂ XI MĂNG

CHỌN GIỐNG

Độ tuổi của ếch giống:

  • Độ tuổi phù hợp nhất là từ 1.5 – 2 tháng tuổi
  • Kích thước trung bình 5cm/con là phù hợp

Màu sắc và yêu cầu khác:

  • Chọn ếch có màu da vàng sậm
  • Da bóng đẹp
  • Ếch không bị dị tật và mang mầm bệnh
  • Kích thước con nuôi phải đồng đều
  • Hạn chế mua/nuôi con to con nhỏ chệnh lệch nhiều về kích thước chung với nhau trong 1 ao nuôi vì chúng sẽ cắn nhau

Thời gian thả nuôi ếch

Thời điểm thả ếch giống tốt nhất là từ tháng 4 đến tháng 9

Số con/hồ nuôi còn tùy thuộc vào từng giai đoạn nuôi, ví dụ với ao nuôi 100m2

  • Ngày 1 – ngày 30 thả nuôi: trung bình 200 con/m2
  • Ngày 31 – ngày 60 : trung bình 150 con/m2
  • Ngày 61 – ngày 90: 80-100 con/m2

Số lượng con nuôi/hồ bà con có thể linh động tăng/giảm một ít tùy từng mức độ sinh trưởng cụ thể của ếch sao cho phù hợp

Lưu ý thêm

  • Trước khi thả giống vào ao nuôi nên cho ếch qua dung dịch tẩy trùng (hoặc nước muối pha loãng) để loại bỏ mầm bệnh và bụi bẩn khi mua

THỨC ĂN

Là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của ếch thịt

Chúng có thể ăn các loại thức ăn như:

  • Cá nhỏ, tôm,tép, thịt sò, nội tạng động vật
  • Cá tạp các loại
  • Côn trùng, sâu bò
  • Trùng đất, giun đất
  • Cám viên

Lượng thức ăn hằng ngày khi nuôi ếch trong bể xi măng

Cho ếch ăn theo tỉ lệ trọng lượng cơ thể (TLCT) như sau:

  • Ếch từ 30gr/con đổ xuống: lượng thức ăn 7-10% TLCT
  • Ếch từ 30gr/con – 150gr/con: lượng thức ăn 5-7% TLCT
  • Ếch trên 150gr/con: lượng thức ăn 3-7% TLCT

Thời gian cho ăn

  • Ếch dưới 100gr/con: cho ăn trung bình 4 lần/ngày (tập trung vào chiều & tối nhiều hơn)
  • Ếch trên 100gr/con: cho ăn 2-3 lần/ngày

Lưu ý khác

  • Kích thước của thức ăn (cá, giun, cám viên,…) phải tương thích với kích thước của cơ thể
  • Vớt hết lượng thức ăn thừa trong ao nuôi sau 2 tiếng cho ăn tránh là ô nhiễm nước trong ao nuôi
  • Nên cho trùng quế vào “bữa ăn” của ếch để bổ sung đạm
  • Sử dụng kèm vitamin hoặc men tiêu hóa trộn kèm cám viên cho ếch

CHĂM SÓC ẾCH THỊT TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI

Nước trong hồ xi măng nuôi ếch

  • Thay nước 2-3 ngày/lần trong tháng đầu tiên, duy trì mực nước 30cm-40cm
  • Từ tháng thứ 2 trở đi duy trì thay nước mỗi ngày 1 lần, duy trì mực nước 15cm
  • Nên thay nước và buổi sáng trước khi cho ếch ăn
  • Nếu sử dụng nước giếng nên có hồ dự trữ ít nhất 1- 2 ngày để loại bỏ mùi kim loại trong nước, hạn chế bơm trực tiếp vào hồ

Tách đàn

  • Nên theo dõi thường xuyên sự phát triển của ếch để điêu chỉnh khi cho ăn tránh thừa hoặc thiếu
  • Nên định kỳ cân ếch 15 ngày/lần để có thể tách ao nuôi khi mật độ nuôi quá chật
  • Nên cho ăn đúng giờ để tạo thói quen
  • Dọn vệ sinh xung quanh hồ nuôi và trồng thêm xả để xua đuổi rắn

Khoản 90 nuôi ếch sẽ ăn ít lại để tập trung phát trển thịt/đùi nên bà con có thể cung cấp thêm vitamin, kháng sinh để tăng đề kháng cho ếch

Xem thêm: top 6 loại rau trồng trong nhà kính nhiều nhất

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở ẾCH THỊT VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

Mặc dù áp dụng đúng kỹ thuật nuôi ếch thịt trong bể xi măng, nhưng đôi khi ếch sẽ gặp một số bệnh như

BỆNH ĐƯỜNG RUỘT

  • Nguyên nhân: chúng ăn thức ăn thừa, ôi thiu trong ao nuôi
  • Biểu hiện: bụng trương phồng lên, khó khăn khi di chuyển – bơi lội
  • Cách phòng trị: di chuyển ếch sang ao nuôi sạch hơn, dùng sunphadiianzinz (liều 4-5g/kg thức ăn) cho ăn 4-5 ngày liên tục

BỆNH GIUN SÁN

  • Nguyên nhân: do sán trong thức ăn hoặc trong nguồn nước nuôi
  • Các loại sán lá mơ, giun kí sinh là phổ biến
  • Cách phòng trị: dùng thuốc sổ giun chuyên dùng cho ếch hoặc piperacilin trộn với thức ăn theo khuyến cái từ người bán

BỆNH MÙ MẮT Ở ẾCH

  • Bệnh thường xuất hiện trong ao nuôi xi măng
  • Biểu hiện: Con nào có mắt màu trắng đục là bị mù mắt
  • Nên tách các con bệnh ra khỏi ao nuôi tránh lây lan vì ếch mắc bệnh này rất dễ chết
  • Cách phòng trị:
    • Tách những con bị mù ra riêng 1 ao nuôi
    • Ngâm chúng trong oidien 3-5%/m2 từ 3-5 ngày tùy mức độ nặng nhẹ
    • Nếu những con có biểu hiện chết dần thì cần tách ra tiêu hủy tránh lây lan

Xem thêm: Cách chăm sóc cam trên đồi từ gốc đến gọn

Việc phát hiện bệnh mù mắt trong ao nuôi xi măng sẽ dễ dàng hơn ao nuôi bùn hoặc nuôi trong lòng lưới nên bà con có thể xử lí kịp thời

CON LỚN ĂN CON BÉ

Nếu ao nuôi quá chật, ếch phát triển không đồng đều có con lớn con nhỏ thì sẽ xảy ra tình trạng ếch lớn giành thức ăn và ăn luôn ếch nhỏ hơn

Bà con cần phải kiểm tra thường xuyên và tách con nhỏ hơn ra hồ nuôi khác

Bên trên là các chia sẻ từ An Nông về kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng cũng như các lưu ý trong quá trình nuôi, hy vọng sẽ mang đến nhiều kiến thức hữu ích cho bà con mới bắt đầu

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU VIFOODS
Địa chỉ:
48 Đường 1c KDC Phú Mỹ, Phường Phú Mỹ, Quận 7, Tphcm

Điện thoại tư vấn - đặt giống: Ngọc Anh 0566.950.950
Email: [email protected]Website: https://traiechgiong.com.vn/