Cách Chăm Sóc Ếch Nuôi Trong Bể Xi Măng
Nuôi ếch trong bể xi măng có ưu điểm là bể xi măng có thời gian sử dụng rất dài, trong dài hạn bà con có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Hơn nữa, có thể tận dụng các chuồng trại đã có sẵn, cải tạo thêm 1 chút để làm thành 1 bể xi măng để nuôi ếch rất bài bản.
Với mô hình nuôi ếch sạch nên dùng bể xi măng rất tiện cho việc thay nước, vệ sinh chuồng trại, cho ăn, chăm sóc, theo dõi sức khỏe ếch. Thêm vào đó, còn tránh được rắn, chuột vào ăn ếch, phá bể như khi nuôi trong bể bạt.
Cách chăm sóc ếch nuôi trong bể xi măng
Trong bài viết này, Tin Cậy sẽ chia sẻ với bà con cách chăm sóc ếch tại trang trại Khánh Nguyên. Ở đây nuôi ếch sạch thay nước hằng ngày, 2-2.5 tháng là xuất, trọng lượng ếch đạt 3-4 con/kg, đem lại nguồn thu nhập tốt cho chủ trại.
Video Kinh nghiệm nuôi ếch trong bể xi măng:
Cách cho ăn
Hiện nay thức ăn dành cho ếch nuôi thương phẩm hoàn toàn là thức ăn công nghiêp loại dành cho cá giống, cá da trơn, cá rô phi, có hàm lượng đạm từ 22-40%. Viên thức ăn được trộn với vitamin C, vitamin hỗn hợp, men tiêu hóa, để ngấm 20 phút rồi cho ếch ăn.
Rải thức ăn đều khắp bể, tránh cho ếch ăn tập trung một chỗ, ếch giành thức ăn sẽ cắn nhau. Mỗi ngày cho ăn 2 lần sáng và chiều. Chú ý cho ếch ăn với lượng vừa phải, theo dõi sau khi cho ăn để biết sức tiêu thụ của ếch. Nếu dư thức ăn thì cử sau sẽ giảm lại, tránh để dư thừa thức ăn gây lãng phí và làm dơ nước.
Cách chăm sóc ếch nuôi trong bể xi măng
Lượng đạm cao trong trùn quế cũng rất tốt cho sự sinh trưởng nhanh của ếch, do đó, bà con nên cân nhắc bổ sung trùn quế tươi hoặc đạm trùn quế thủy phân, trộn vào thức ăn cho ếch mỗi tuần 1-2 lần. Trùn quế bà con có thể tự nuôi như ở trang trại Khánh Nguyên, hoặc mua, trên thị trường rất nhiều nguồn cung cấp trùn tươi, trùn đông lạnh, trùn thủy phân (BIO-Wnew)
Cách chăm sóc ếch nuôi trong bể xi măng
Cách xử lý nước
Có nhiều bà con quen nuôi theo kiểu để nước lên tảo xanh, khi quá dơ mới thay. Tuy nhiên, theo chủ trại Khánh Nguyên thì nuôi nước sạch dù mất công 1 chút nhưng xét về lâu dài sẽ có lợi hơn nhiều, nhất là ếch sẽ đỡ bệnh hơn.
Mỗi ngày chỉ cần thay nước 1 lần vào buổi sáng, sau khi cho ếch ăn tầm 2 tiếng. Thường là thay 50 – 70% nước, vừa bơm nước mới vào, vừa xả nước cũ đi. Nếu nước quá dơ, thức ăn thừa nhiều thì bà con nên thay 100% nước. Và khi thay nước bà con cũng đồng thời vệ sinh luôn bờ, chỗ ếch nằm phơi nắng, nếu dơ quá thì dùng bàn chải cọ rửa cho sạch sẽ.
Cách chăm sóc ếch nuôi trong bể xi măng
Nếu dùng nước giếng để sử dụng thì bà con nên bơm vào 1 bể chứa, khử phèn, diệt khuẩn trước khi cấp vào bể nuôi. Ở trang trại thì dùng biện pháp lọc phèn vật lý. Bể lọc gồm các lớp theo thứ tự: đá cuội, than hoạt tính, than củi, cát mangan, cát thường và cuối cùng là tro bếp. Nước giếng sau khi lọc qua hệ thống này thì rất sạch, cả kim loại nặng lẫn phèn đều biến mất. Nước sau khi lọc thì diệt khuẩn bằng Novadine.
Cách chăm sóc ếch nuôi trong bể xi măng
Bà con tham khảo cách lọc phèn ở video sau:
Bà con thấy rằng, ở bất kỳ loài nào, cứ sống ở trong môi trường sạch thì chúng sẽ phát triển khoẻ mạnh, giảm bệnh, đặc biệt là các loài sống dưới nước. Nguồn nước sông hồ hiện nay bị ô nhiễm rất nhiều, kim loại nặng, hóa chất, lượng nấm, hại khuẩn rất lớn sẽ tấn công gây bệnh cho thủy sản. Vì vậy, bà con ưu tiên lựa chọn nguồn nước đầu vào tốt trước khi quyết định bắt đầu nuôi 1 loài nào đó.
Cách chăm sóc ếch
Mùa vụ thả giống kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm vì đây là khoảng thời gian ếch phát triển khỏe mạnh nhất. Bước qua tháng 10 thời tiết bắt đầu lạnh hơn thì nuôi ếch sẽ khó khăn hơn vì ếch dễ bệnh, èo uột chậm lớn.
Nếu có điều kiện thì cứ 1 – 2 tuần phải phân đàn ếch, tách những con nhỏ và con lớn ra nuôi ở bể riêng. Vì con lớn sẽ cắn và tranh giành thức ăn làm hao hụt ếch và làm con nhỏ bị lở loét.
Ếch là loài lưỡng cư, có thể sống trên cạn và dưới nước. Nếu chúng được tắm nắng thường xuyên thì sẽ nhanh lớn, do đó bà con phải thiết kế bờ rộng rãi, đủ để chúng có thể nằm tắm nắng thoải mái. Bề mặt bể nên che lưới lan để giảm bớt ánh nắng mặt trời rọi xuống làm tăng nhiệt độ nước.
Cách chăm sóc ếch nuôi trong bể xi măng
Nguồn ảnh: TC
Trộn kháng sinh nhẹ để phòng các bệnh ếch thường mắc phải. Kiểm tra cảm quan bên ngoài, nếu phát hiện ra có con bị bệnh thì phải tách riêng để chữa trị, hoặc phóng thích ra bên ngoài luôn, vì một khi ếch đã bệnh rồi thì nó sẽ khó lớn, nuôi tốn cám, dơ nước, mà lại không bán được.
Những bệnh ếch thường mắc phải
Bệnh gan thận mủ:
Đây là bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra, do mật độ thả giống dày, nước đầu vào không được xử lý triệt để, để nước quá dơ mà không thay nước mới. Thức ăn không đảm bảo chất lượng cũng là nguyên nhân gây nên gan thận mủ.
Cách chăm sóc ếch nuôi trong bể xi măng. Nguồn ảnh: Internet
Xử lý bệnh này bằng cách thay nước đã được diệt khuẩn, tạt men vi sinh EM Aqua, men kháng gan thận mủ BIO-TC gm vào nước. Đồng thời giảm lượng thức ăn, trộn men BIO-TC gm và thuốc giải độc gan vào thức ăn, cho ăn ngày 2 cử.
Sau 3-5 ngày xử lý, bắt ếch mổ ra thấy gan thận đã bớt mủ thì bắt đầu trộn kháng sinh Flor 500 + Doxy 50% vào thức ăn cho ăn 5-7 ngày.
Bệnh lòi ruột:
Ếch bị lòi 1 khúc ruột ra ngoài phía hậu môn. Nguyên nhân là do bà con sử dụng kháng sinh quá liều trong thời gian dài làm hệ đường ruột của ếch tổn thương nặng. Việc vào bể nhiều lần, cả việc thay nước quá mạnh sẽ khiến ếch giật mình, chúng sẽ nhảy nhiều đến mức lòi cả ruột ra ngoài. Ếch một khi đã bị lòi ruột rồi là không cứu được nữa, phải bỏ đi.
Cách chăm sóc ếch nuôi trong bể xi măng
Bệnh mù mắt quẹo cổ:
Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas sp gây ra khi môi trường nước bị dơ hoặc do các vật chủ trung gian như chim, cò mang mầm bệnh từ ngoài vào.
Mắt bị viêm sưng, mắt trắng, bị đục mù, biến dạng cột sống và cổ quẹo. Nếu bị mù một mắt thì có khả năng chữa khỏi bằng kháng sinh Oxytetracycline. Kèm theo đó là vitamin, men tiêu hóa giúp ếch tăng sức đề kháng, vượt qua bệnh.
Nguồn ảnh: Internet
Nếu 2 mắt ếch đều mù, cổ quẹo, thân hơi cong nghiêng, ếch không bơi lội được bình thường mà chỉ xoay tròn hoặc nằm ngửa bụng, không ăn được, lúc này phải bỏ đi vì không thể chữa được nữa, ếch sẽ chết.
Bệnh lở loét:
Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra khi môi trường nước bị ô nhiễm, nhiều khí độc khiến cho ếch bài tiết khó khăn, da ứ nước, lở loét. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa mưa.
Điều trị bằng cách thay nước, diệt khuẩn toàn bể bằng dung dịch Novadine. Sau đó giảm 50% thức ăn, trộn kháng sinh Amoxicillin 50% vào thức ăn với liều lượng 1 gr/1 kg thức ăn, cho ăn ngày 2 lần, liên tục trong 3-5 ngày.
Cách chăm sóc ếch nuôi trong bể xi măng. Nguồn ảnh: Internet
Bệnh nhiễm trùng đường ruột:
Ếch bỏ ăn, yếu ớt, bài tiết ra phân trắng và phân sống, hậu môn ếch có màu đỏ và thấy có máu chảy ra khi bóp nhẹ vào hậu môn, bụng ếch bị trương lên và bơi lội khó khăn. Bệnh do thức ăn không đạt chất lượng làm ếch tiêu hóa kém, lâu ngày gây nên nhiễm trùng.
Do đó cách chữa trị là phải tăng cường men tiêu hóa, hoạt chất tái tạo nhung mao đường ruột và EM tỏi – đây là hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp điều trị bệnh đường ruột.
Cách chăm sóc ếch nuôi trong bể xi măng
Ngưng cho ăn 1-2 ngày sau đó mới cho ếch ăn trở lại, lượng thức ăn bằng 50% bình thường với những loại thức ăn dễ tiêu hóa. Trộn 5 gr men tiêu hóa Nova-Bacilac fish + 50 ml men EM tỏi + 2 gr men Bacci cho 1 kg thức ăn, cho ăn liên tục 3-5 ngày.
Cách ủ men vi sinh EM tỏi từ EM Aqua, bà con tham khảo ở video sau:
Đồng thời thay nước, diệt khuẩn và cấy lại men vi sinh EM Aqua để làm sạch nước, xử lý khí độc và ức chế mầm bệnh.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bà con để có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế những thiệt hại khi ếch bị bệnh. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Tác giả: Trinh Nguyễn
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU VIFOODS
Địa chỉ: 48 Đường 1c KDC Phú Mỹ, Phường Phú Mỹ, Quận 7, Tphcm
Điện thoại tư vấn - đặt giống: 0567.44.1234 - 0566.950.950
Email: [email protected] - Website: https://traiechgiong.com.vn/